Written by on

Tác giả: fot. Julia Mieczkowska
Nguồn: www.kontynent-warszawa.pl

Nhà thờ mang tên 3 vị thánh ở Podwal – Varsava là công trình có lịch sử lâu đời nhất trong số các nhà thờ thuộc dòng đạo Chính thống giáo trên địa phận Varsava. Nó nằm trong dãy nhà ở phố Podwale 5. Hiện nay là nhà thờ giáo sứ thuộc giáo phận Varsava- Bielska, đồng thời cũng là trung tâm giáo hội của nhà thờ  Coptic ở Ba Lan. Từ năm 2002 đến năm 2012 nó cũng được coi là nhà thờ cho sinh viên đại học.

Năm 1818 từ sáng kiến của 3 thương nhân người Hy Lạp: Dobricza, Baracza và Dadana đã mua dãy nhà ở phố Podwale 5. Trên phần sân trong của ngôi nhà được xây dựng miếu thờ đạo Chính thống giáo theo thiết kế của ông Jakub Kubicki. Miếu này nhỏ, thấp, trang trí sơ sài theo kiểu cổ điển hình vuông, mái lợp dốc một chiều, ba mặt được xây kề với các dãy nhà xung quanh. Lối cửa vào bên cạnh sườn theo hướng Đông Bắc. Miếu được trang bị 3 hàng tượng được mang đến từ Hy Lạp hoặc mua lại của những người Pháp khi họ rút khỏi Nga. ở tòa nhà tiền sảnh có bố trí nhà ở cho mục sư và các phòng giáo sứ. Nhưng qua một thời gian dài không có mục sư cố định cho người theo đạo Chính thống giáo ở Varsava mà cho tới tận nhăm 1825 vẫn dưới sự chủ trì của giáo mục địa phận Bukowiny. Sau đó chuyển sang thẩm quyền của Chính thống giáo Nga. 2 năm thuộc giáo phận Minsk, Od 1827 – Wotozynska. Deciezja (trong trụ sở ở Krzemienc)

Đến tận 1828 đền thờ mới có mục sư cố định được chuyển đến từ Krzemienc – Teofil Nowicki. Giáo sứ Hy Lạp lúc ấy chỉ có 62 người. Năm 1832 Chính phủ Nga cấp cho 6 nghìn Rubli để sửa sang nhà thờ và mua các tượng vật mới. Năm 1834 thành lập dinh cơ của giám mục đạo Chính thống giáo ở Varsava. Đến khi nhà thờ được mang tên 3 vị thánh vào năm 1837 là nhà thờ trung tâm. Sau cùng trở thành nhà thờ giáo sứ.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhà thờ vẫn là của đạo Chính thống giáo, chủ yếu phục vụ những người Nga tỵ nạn sau cách mạng. Mục sư được đề bạt lúc đó là cha cố Antoni Rudlewski, trước là mục sư ở Lodz, là một trong số ít các giáo sỹ không bỏ chạy vào năm 1915 mà ở lại trên vùng đất của Nga bị nước Đức chiếm đóng. Sau khi ông về hưu năm 1837 thì cha cố Aleksander Subbotin đã thay ngôi. Tháng 9 năm 1939 nhà thờ bị trúng bom, bốc cháy nhưng được dập tắt kịp thời. Sau khi được sửa sang lại nhà thờ đã hoạt động đến tận năm 1944.

Trong cuộc nổi dậy của lực lượng du kích Varsava, nhà thờ đã bị phá hủy hoàn toàn cùng với thành cổ. Từ ngày 24 đến 31 tháng 8 tiểu đoàn Gustaw đã tham gia bảo vệ trong đó có đội tuần tra tiếp vận “Ewa – Maria” trong tình huống không thể dập tắt được nhà thờ bị cháy đã phải quyết định rút lui theo những con đường ngầm. Trong trận ném bom nhà của mục sư, cha sứ Jerzy Lotocki đã hy sinh cùng vợ, con trai và mẹ vợ. Mục sư cuối cùng của giáo sứ 3 ông thánh Aleksander Subbotin đã sang Liên bang Xô Viết năm 1945. ông bị bắt ở Odessa và bị cơ quan mật vụ Xô Viết giết.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhà thờ bị đổ nát và bị quốc hữu hóa. Người ta đã xây lại mặt tiền của tòa nhà để làm nhà ở. Khu nhà thờ còn lại thì bị san phẳng. Năm 1998 nhà thờ đạo Chính thống giáo ở Ba Lan đã đòi lại đất đai cùng nhà cửa. Đến ngày 1 tháng 3 năm 2002, Chính quyền Warsava đã trao lại cho họ cơ sở này. Dưới tầng trệt được mở lại nhà thờ. Tượng chính được làm ở Bielska Podlaska. Ngày 25 tháng 11 năm 2002 nhà thờ đã được khánh thành và đưa vào hoạt động.

Các buổi lễ nhà thờ được tổ chức bằng tiếng Ba Lan và 1 tháng một lần được tổ chức bằng nghi lễ nhà thờ Koptic.

Cerkiew Swietej Trojcy W Warszawie
Podwale 5
00 – 252 Warszawa
Liên hệ: Điểm phục vụ chính thống giáo Liturgia@Liturgia.Cerkiew.pl




Nguồn thông tin: www.pl.wikipedia.org/wiki/Cerkiew_%C5%9Awi%C4%99tej_Tr%C3%B3jcy_na_Podwalu_w_Warszawie
  • Đông Âu
  • Các mục khác
Ta strona korzysta z ciasteczek aby świadczyć usługi na najwyższym poziomie. Dalsze korzystanie ze strony oznacza, że zgadzasz się na ich użycie.