Đối với nhiều người phương Đông, Ba Lan có thể nói là một nơi có thể mưu sinh. Những người Việt Nam ở đây đã tạo thành một cộng đồng đồng đảo nhất (khoảng 50 nghìn người) so với các cộng đồng nước ngoài khác đang ở Ba Lan. Trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, cũng là vào thời kỷ PRL,đã diễn ra làn sóng di cư đầu tiên. Chủ yếu nó bao gồm các nhóm sinh viên cùng nhóm nghiên cứu sinh học tiến sĩ đến theo sự hợp tác khoa học giữa hai đất nước. Còn làn sóng thứ hai có đặc điểm kinh tế đã diễn ra sau sự thay đổi hệ thống chính trị vào năm 1989. Hiện này đa số người Việt Nam làm việc ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và buôn bán. Giới trẻ Việt Nam -, thế hệ được sinh ra ở Ba Lan hoặc đến với bố mẹ khi rất bé -, đã đồng hóa rất tốt. Họ theo học ở các trường Ba Lan nhưng bình thường vẫn tiếp xúc với văn hóa quê nhà như ăn món ăn truyền thống, xem chương trình Viêt Nam v.v. Nếu cả bố mẹ đều là người Việt Nam, thì rất có thể là con cái của họ nói lưu loát cả tiếng Ba Lan và tiếng Việt

Khoảng thời gian được nhiều nhất người Việt trẻ chọn để về thăm quê và gia đình là thời gian nghỉ học trong năm và các mùa lễ hội (Tết Nguyên Đán vào tháng giêng-tháng hai chẳng hạn). Lòng mến khách của người thân cùng hương vị món ăn gia đình là một trong những niềm vui lớn nhất.
Cách đây không lâu,mô hình gia đình tiêu biểu là con đàn cháu đống,cả gia đình ở bên nhau thì hiện nay đối với sự thay đổi nếp sống (sự phát triển kinh tế, sự di trú) tại các thành phố lớn mô hình cũ đang dần dần thay đổi.

Một cách liên hệ phổ biến nhất của người Việt đang sinh sống tại Ba Lan với gia đình và bạn bè ở quê hương là điện thoại, tuy nhiên hiện nay mọi người đang có xu hướng chuyển sang dùng Internet nhiều hơn. Hiện nay, so với thế hệ trước, tần số liên lạc với những người bà con thân thuộc đang ở Việt Nam đã giảm đi. Do nhịp sống ở Ba Lan nhanh hơn ở Việt Nam (nhất là tại các thành phố lớn) nên trong với sự tất bật kiếm sống hàng ngày thì với họ thậm chí ngay cả tìm chút thời gian rảnh để nghỉ ngơi cũng rất là khó. Vì vậy có đủ thời gian để liên lạc luôn luôn với gia đình và tìm hiểu các sự kiện ở quê hương ngày càng khó hơn.

Thế hệ Việt trẻ ở Ba Lan hiện nay thường tập trung đến cuộc sống thường nhật nhiều hơn, nhiều khi họ còn trù tính cho tương lai của mình ở một nước khác. Hiện tượng này rất là phổ biến vì tính cách của những người Việt lớn lên và sống ở Ba Lan đã được „Ba Lan hóa” một phần nào.


Tác giả: Thu Ha Mai
Người dịch: Celestyna Losiak