Khi mười lăm tuổi, một hôm tôi đi trường về, có một người đi xe đạp qua nhổ về phía tôi và nói: „Về Việt Nam đi!”, đó là lúc tôi cảm thấy sự thay đổi. Tôi cảm thấy niềm tự hào dâng lên trong mình. Niềm tự hào là dân Ba Lan vì đó là lần đầu tiên tôi không bị gọi người Trung Quốc và có người nhận ra đúng quốc tịch của mình. Ngày nay, người Warszawa đa phần biết rằng ai „da vàng” thường là người Việt Nam. Và nếu họ sống ở quận Praga, Mokotów hoặc Za Żelazną Bramą ở Śródmieście thì rất là có thể có người là hàng xóm của mình. Sinh viên Warszawa hầu hết đều biết về các quán ăn Việt Nam được ưa thích nhất như Van Binh gần ký túc xá UW, quán gần mêtrô Pole Mokotowskie hoặc gần Torwar. Như một người Warszawa làm việc cho một công ty quảng cáo, vào chủ nhật nghỉ ngơi trong Sân Vận Động Mười Năm sau một đêm say túy lúy và bỏ phiếu cho những quán ăn ở khu vực đó trong số phiếu ‘Wdechy’. Một người mẹ Warszawa nghe con nói về bạn Việt Nam cùng lớp tên là Ania mà „luôn có hai điểm nhiều hơn các bạn khác và luôn dành điểm cao nhất trong môn học tiếng Ba Lan’. Một số người Warszawa lạc quan cho rằng vì có khá nhiều người Việt Nam sống ở đây làm cho tình hình văn hóa-xã hội phong phú hơn nhiều.Nhưng cũng có ý kiến cho rằng ở thủ đô có quá nhiều người Việt buôn bán độc quyền ở các chợ. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận rằng số lượng người Việt Nam rất lớn và có thể dễ dàng nhận thấy đuợc. Có vài người cho là ở thủ đô cứ một trăm người thì có một người Việt.

Người Warszawa nói chung đều biết cộng đồng người nước ngoài đông đảo nhất sinh sống ở thủ đô là người VN. Thế nhưng họ không thể dựa vào các yếu tố để phân biệt giữa người Việt Nam và người Trung Quốc hay Nhật Bản. Đối với người Ba Lan ai may quần jeans và viết bằng ‘bụi cây’ đều giống nhau. Tuy nhiên thực tế là dân Việt Nam không phải như vậy. Thậm chí là cả dân tộc. Thế thì so với những người Châu Á khác đến Ba Lan, người Việt Nam có điểm gì khác biệt?

Người Việt Nam nói bằng tiếng Việt. Ngay cả sự thật hiển nhiên này cũng không phải ai cũng biết. Tiếng Việt khác tiếng Trung và tiếng Nhật không chỉ vì phát âm và ngữ pháp mà còn bảng chữ viết. Người Việt Nam không dùng các chữ viết tượng hình (‘bụi cây’) mà dùng hệ thồng chữ viết dựa vào bảng chữ cái Latinh (‘abc bình thường’). Tiếng Việt không như tiếng Trung hoặc Nhật. Mặc dù phần lớn từ bắt nguồn từ tiếng Trung nhưng điều này không làm sự giao tiếp giữa người Việt Nam và người Trung Quốc dễ hơn. Điều thuận lợi duy nhất của người Việt Nam muốn học tiếng Trung là họ sẽ dễ tiếp thu các dấu nhanh hơn do tiếng Trung chỉ có 4 dấu,ít hơn tiếng Việt 2 dấu (tổng cộng có sáu dấu). Sự du dương của tiếng Việt cỏ thể sánh với chuyện hát.

Hình dáng của người Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc khác nhau – đấy lại là sự thật hiển nhiên nữa. Đối với người Châu Á việc phân biệt các quốc tịch từ vùng Viễn Đông không khó lắm dù đôi khi chính họ cũng nhầm lẫn. Nghe nói rằng với các quốc gia Châu Á cụ thể có vài yếu tố đặc biệt làm cho người khác nhận ra họ là người nước nào. Tuy nhiên ta không thể nói rằng lý thuyết này theo nhân học thể chất hiện đại chính xác đến mức nào. Nghe nói là người Trung Quốc có mặt tẹt, người Nhật Bản tròn còn người Việt Nam xương xương.
Dân Việt Nam rám nắng hơn và không quan tâm đến làn da trắng như người Nhật. Số liệu thống kê cho là theo tỷ lệ chiều cao trung bình dân Việt Nam thấp hơn dân Trung Quốc và Nhật Bản. Giữa các quốc tích Châu Á đó là những người Nhật là cao nhất với chiều cao trung bình có 172 cm. Tuy nhiên nên nhớ rằng đó không phải là quy tắc không thể thay đổi – ví dụ ở Trung Quốc tính đa dạng của vẻ mặt và chiều cao (không nói về ngôn ngữ) rất là phong phú. Bởi vì sư di trú số lượng trẻ lai tăng lên và con cái của họ cũng không nhìn theo khuôn mẫu thường thấy.

Mục đích chính người Việt Nam đến Ba Lan là mong muốn kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền. Việc này không nghĩa là họ muốn kiếm tiền nhiều lắm mà họ chỉ muốn có lương cao hơn và sống tốt hơn ở quê hương. Những người Nhật đến đây thường là nhà khoa học, nhạc sĩ hoặc nhà kinh doanh làm việc cho công ty lớn. Họ hay học tiếp hoặc dạy học. Nhiều người Trung Quốc, cũng như người Việt Nam, làm ăn buôn bán, nhưng do rào cản ngôn ngữ và việc làm vất vả nên ngoài chuyện hợp tác làm ăn sự liên kết giữa hai cộng đồng này là không nhiều.

Những người Việt Nam cởi mở hơn. Lý do chính là bởi vì họ thành lập một cộng đồng đông đảo lại sống ở đây khá lâu rồi – khá thích nghi với môi trường mới cũng như dân bản địa nên không cảm thấy nhút nhát nữa mà đã trở nên tự tin hơn rất nhiều. Điều đó làm cho họ kết bạn dễ dàng hơn với những người khác sống ở thủ đô. Chúng ta đã gặp nhiều người Việt được „Ba Lan hóa”, lớn lên ở Ba Lan và nói tiếng Ba Lan lưu loát. Trái lại đối với nhiều người Châu Á khác đến Ba Lan du lịch hoặc chỉ muốn sống ở đây một thời gian, đa số người Việt Nam thường muốn định cư ở Ba Lan luôn.

Các sinh viên Việt Nam là một trong những nhóm đông đảo nhất đối với cả cộng đồng sinh viên Châu Á ở Warszawa. Theo bản báo cáo của Bộ giáo dục thủ đô Warszawa, vào năm học 2008/2009 đã có 96 sinh viên Việt Nam và 55 sinh viên Trung Quốc học ở đây. Một sự lựa chọn phổ biến nhất đối với những người Việt Nam là Trường đại học Warszawa, Trường bách khoa Warszawa và SGGW. Theo kinh nghiệm của mình, tôi – một cách chủ quan- cho rằng phần lớn trong số họ theo học ở các khoa có liên quan đến quản trị và kinh tế. Những người Hàn Quốc và Nhật Bản hay chọn các viện âm nhạc. Tổng cộng, vào năm học 2008/2009 ở Ba Lan đã có 2899 sinh viên Châu Á (nhiều nhất đến từ Đài Loan – 612 người).

Dân Việt Nam không biết nhiều về âm nhạc. Còn dân Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hay sáng tác và đánh giá các dòng nhạc như nhạc cổ điển và jazz vừa pop Mỹ cùng r’n’b. Nhiều ca khúc Việt Nam mà nổi tiếng nhất là bài hát về tình yêu và niềm khát khao.Trong hầu hết các lễ ăn hỏi hay đám cưới các qúy khách thường xuyên hát karaoke – còn lại là các bài thời chiến tranh về đát nước và quê hương. Đa số giới trẻ nghe pop và r’n’b hoặc theo các trào lưu của thanh niên.

Cách nấu nướng Việt rất là độc đáo và rất ngon. Thế nhưng các món ăn tiêu biểu được bán ở quán ăn trung bình lại thường không phải là món ăn Việt Nam thật sự - người Việt không ăn các đồ ăn „kinh khủng” này ở nhà mình. Ta có thể không ngần ngại mà nói rằng dân Trung Quốc ăn mỡ còn món ăn Nhật Bản nhạt. Người Việt Nam biết tổng hợp các hương vị rất giỏi, thường dùng các loại thảo dược tự nhiên và giữ thăng bằng giữa cả hai thành phần – thịt và rau. Con vịt ‘bơi trong dầu’ theo kiểu Bắc Kinh hoặc sushi hơm hĩnh từ phố Nowy Świat không ngon như phở từ Sân vận động mười năm.

Mục đích của tôi trình bày vài sự khác biệt này là làm cho những người Warszawa nên nhận biết những người Việt Nam thế nào – một cách cụ thể. Tuy nhiên các sư khác biệt mà tôi vừa nêu ra ở đây là rất chủ quan và không phải toàn bộ. Trong thế giới hoàn hảo ai cũng có thể nhìn người khác như một cá thể rất cụ thể và đặc biệt – không theo hạng tuổi tác, đảng phái hoặc quốc tịch. Tuy nhiên chúng ta nên suy nghĩ theo một chiều hướng đơn giản hơn. Quan trọng là khi ta phân loại con người ra theo phong cách thì nên chọn chỗ cho họ một cách phù hợp.

Khi người Ba Lan ra nước ngoài thí không thích bị nhầm với người Nga hoặc người Ukraina. Thậm chí khi đã di cư vẫn không muốn có sự nhầm lẫn này vì họ muốn được gọi là người Ba Lan, Mỹ, Sénégal hoặc Việt Nam chẳng hạn. Không phải tất cả mỗi người Đông-Trung Âu nhìn, sống và nói theo kiểu giống nhau dù cho những người đến từ Viễn Đông hoặc Viễn Tây có thể nghĩ như vậy. Nếu có thuật ngữ như „linh hồn Slav” thì cũng có thể có những thuật ngữ như „linh hồn Châu Á” hay „tính cách Châu Á” . Tuy nhiên nên nhớ về các yếu tố riêng biệt và cụ thể mà làm cho tính cách chúng ta nổi bật lên.


Tác giả: Đàm Vân Anh
Người dịch: Celestyna Losiak