Written by on

Tôi là người Matxcơva. Tôi đã tốt nghiệp đại học và có bằng tiến sỹ văn hóa. Tôi còn có 5 năm kinh nghiệm: 3 năm rưỡi làm việc với chuyên môn được đào tạo chính quy và 1 năm rưỡi trong nghề khác. Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế làm tôi bị mất việc, nhưng không bao giờ tôi lại nghĩ rằng mình có thể bị thất nghiệp đến vài tháng cả.

Tôi là người Matxcơva. Tôi đã tốt nghiệp đại học và có bằng tiến sỹ văn hóa. Tôi còn có 5 năm kinh nghiệm: 3 năm rưỡi làm việc với chuyên môn được đào tạo chính quy và 1 năm rưỡi trong nghề khác. Năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế làm tôi bị mất việc, nhưng không bao giờ tôi lại nghĩ rằng mình có thể bị thất nghiệp đến vài tháng cả.

Trên đường phố Vacsava bạn có thể thường xuyên gặp những quảng cáo của các trường đại học, nó làm cho bạn tin rằng việc có được học vấn tốt hơn sẽ đem lại cho bạn công việc tốt hơn. Đó là một sự lừa đảo không hơn không kém, vì việc làm có được là nhờ có quan hệ, chứ không phải nhờ có chuyên môn giỏi. Tôi không hề biết ai lại tìm được việc làm ở Ba lan vì có chuyên môn tốt. Thông thường quan hệ đảm bảo cho bạn có được việc làm.

Tôi bước đi làm ngay từ năm thứ 5 đại học ở Matxcơva, tôi học chuyên ngành bảo tàng và tìm được việc tại viện bảo tàng. Sau đó tôi đi học tiến sỹ. Tôi làm luận án tiến sỹ chuyên ngành kiến trúc và tôi quyết định đổi nghề. Tôi đến Viện bảo tàng Kiến trúc tại Matxcowva (đây là bảo tàng khoa học – nghiên cứu) để xin việc và họ ngay lập tức nhận tôi vào biên chế, vì tôi là nhà khoa học chuyên nghiên cứu về kiến trúc. Năm 2004 tôi đến Ba lan thực tập. Trong thời gian đó, tôi được nhận vào học tiến sỹ tại Vacsava. Sau khi bảo vệ bằng tiến sỹ tại Matxcơva, tôi có 4 tháng nghỉ hè và khi đó tôi quyết định tìm công việc phải dùng đến tiếng Ba lan. Trong vòng 3 tuần, tôi tìm được việc qua mạng, công việc đó trong một hãng vận tải. Đây quả là một thách thức thật sự, tôi bắt đầu từ con số không, vì tôi không biết gì về ngành vận tải cả. Nhưng tôi rất quyết tâm, tôi có học vấn chứng tỏ trí thông minh và sự am hiểu tiếng Ba lan của mình. Trong 3 tháng đầu tiên tôi đã chứng minh rằng mình là một nhân viên xuất sắc, và khi phải trở về Ba lan để tiếp tục học, sếp của tôi giới thiệu tôi cho giám đốc hãng vận tải đối tác ở Ba lan. Bằng cách đó, từ việc một trang web tìm kiếm việc làm của Nga tìm ra chỗ trống trong một công ty mà tôi tìm được việc làm ở Ba lan.

Tháng 5 năm 2009 tôi mất việc, vì công ty của tôi không vượt qua được cơn khủng hoảng kinh tế. Một mặt, tôi rất buồn vì đã mất việc làm, mặt khác tôi cũng đã muốn quay trở lại với nghề nghiệp chuyên môn của mình, tức là công việc tại viện bảo tàng, công việc liên quan đến nghiên cứu khoa học. Trong công ty vân tải tôi có thêm được những kinh nghiệm mới, tôi học được nhiều điều, tôi đã chứng minh được cho bản thân và mọi người khác thấy rằng tôi có thể thay đổi nghề nghiệp hoàn toàn và thành công.

Tôi bắt đầu tìm việc làm mới. Qua báo chí và qua mạng. Trước hết là công việc liên quan đến chuyên môn, ngoài ra tôi cũng tìm cả trong ngành vận tải hoặc du lịch. Thậm chí tôi rất hài lòng vì đã có lúc thay đổi nghề nghiệp, điều này giúp tôi có thể mở rộng lĩnh vực tìm kiếm công việc cho bản thân.

Hàng ngày tôi gửi đi mấy cái CV. Không có viện bảo tàng ở Vacsava nào cần tìm nhân viên cả, nhưng tôi vẫn quyết định gửi hồ sơ của mình, vì bảo tàng là chuyên môn của tôi, tôi có nhiều kinh nghiệm trong công việc đó và có học vị nữa. Tôi đặt nhiều hy vọng vào Bảo tàng Lịch sử của thủ đô Vácsava, vì chủ để của luận án tiến sỹ, cũng như những mối quan tâm của tôi liên quan nhiều đến Vácsava. Tôi tìm việc theo cách tôi đã làm ở Matxcơva.


Tôi nhận được hai thư trả lời. Bảo tàng Lịch sử của Vácsava thông báo rằng họ không tuyển nhân viên. Tại một bảo tàng khác, sau khi tôi gọi điện nhiều lần và đợi một tháng rưỡi, tôi cũng xin gặp được họ. Tôi rất vui mừng rằng tuy không hề có mối quan hệ hay những bức thư giới thiệu nào, người ta cuối cùng cũng chú ý đến những cố gắng và kinh nhiệm của tôi. Tôi được nhận vào làm việc nhưng viện bảo tàng lúc đó đang đợi quyết định về ngân sách tài chính nên cương vị của tôi không hề chắc chắn. Tôi phải làm việc cập nhật vào máy tính những thông tin về thư viện của viện bảo tàng. Khi tôi hỏi về những trách nhiệm khác thì được biết không có công việc nào khác cả. Tôi rất thất vọng. Tại các viện bảo tàng ở Matxcơva, công việc của tôi bao gồm việc xây dựng hệ thống phân loại và kiểm kê lưu trữ, tìm kiếm và hệ thống các công trình của các kiến trúc sư, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, điều hành một số bộ sưu tập của viện bảo tàng, tham gia tổ chức triển lãm cùng các đồng nghiệp khác. Hơn nữa tôi là nhà nghiên cứu khoa học, tôi đã có nhiều công bố khoa học tại nhiều nước khác nhau và đã tham gia nhiều hội thảo khoa học quốc tế. Tôi có thể làm được rất nhiều cho viện bảo tàng nơi tôi xin được việc. Vậy mà sau khi đọc xong hồ sơ của tôi, ông viện phó viên bảo tàng chỉ giao cho tôi công việc „nhập dữ liệu vào máy tính”, với thời hạn thử việc 6 tháng, tức là người ta muốn trong vòng 6 tháng liền thử thách xem tôi có biết bật và tắt máy tính hay không, tôi có biết đọc không, vì đó là những đòi hỏi duy nhất cho công việc này. Hơn thế, tôi phải ngồi cùng phòng với bốn nhân viên nam giới, tất cả điều hút thuốc. Tức là đây không những chỉ là sự „hạ thấp” về nghề nghiệp, mà còn độc hại cho sức khỏe, và bản thân cương vị đó cũng không chắc chắn một chút nào.


Sau cuộc gặo gỡ đó, tôi sụp đổ hoàn toàn. Tôi nhận ra rằng, những người tuyển tôi vào làm việc không hề quan tâm đến học vị rất tuyệt và các kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi. Hai tháng tìm việc đã kết thúc. Trong thời gian này, tôi đã có 4 cuộc phỏng vấn nghề nghiệp, nhưng họ chỉ hỏi lấy lệ, họ không hề muốn tuyển nhân viên một cách nghiêm túc. Đó là những công việc đòi hỏi 1/5 phần việc tôi phải làm tại nơi làm việc cũ, nhưng chẳng bao giờ tôi được mời đến những cuộc gặp tiếp theo.

Tôi cũng muốn kể lại một trường hợp khá thú vị. Khi tìm trên mạng qua Google từ khóa „buôn bán với nước Nga”, „xuất khẩu về phía đông”, tôi tìm thấy một trường học nhỏ. Tôi gửi đến họ bản CV và thư tìm việc, nói rằng tôi đã làm việc tại một hãng vận tải và ngành xuất khẩu, tôi đang tìm việc và tôi nghĩ rằng tôi sẽ có ích cho họ. Họ gọi điện cho tôi ngay ngày hôm sau. Tôi muốn nhấn mạnh rằng họ không tìm nhân viên, họ không cần phải gọi điện cho ai cả, nhưng họ mời tôi đến phỏng vấn vào 7 giờ sáng! Trong buổi gặp đó, chúng tôi đề cập đến kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi, rằng tôi sẽ học được về thực vật, rằng tôi đã thành công khi đổi nghề. Giám đốc hãng ngay lập tức muốn giới thiệu với tôi catalô. Hai hôm sau tôi lại được mời đến buổi gặp mặt rất thân thiện lần thứ hai. Sau hôm đó một ngày, tôi nhận được cú điện thoại của giám đốc. Ông ấy nói rằng họ không thể nhận tôi vào làm việc, vì không có chỗ để bàn làm việc cho tôi. Tôi bất ngờ đến mức không nhớ rằng tôi có nói lời tạm biệt họ hay không nữa.

Ủy ban lao động thành phố nơi tôi đăng ký thất nghiệp, cho tôi thông tin liên lạc với một công ty muốn tuyển nhận viên có bằng lái xe, có ô tô, đã học lịch sử nghệ thuật và có kinh nghiệm nghề nghiệp. Uỷ ban không bao giờ lại cử những người không đủ trình độ đến các công ty. Tôi gửi bản CV, vài ngày sau đó gọi điện:

- Xin chào, tôi gửi đến công ty bản CV, nên tôi gọi điện để hỏi thông tin

- Vâng, rất tiếc là bà không có đủ những đòi hỏi của chúng tôi, nên chúng tôi không thể mời bà đến phỏng vấn được.

- Tôi xin lỗi, những đòi hỏi của công ty có phải là ô tô, bằng lái xe, lịch sử nghệ thuật và kinh nghiệm?

- Đúng.

- Vậy thì tôi có đủ chứ?

- Nhưng..., ê, ..., ê, rất tiếc. Tạm biệt!


Chồng tôi hiểu sự bức xức của tôi, nên gọi điện đến công ty này một lần nữa. Qua trao đổi anh ấy hiểu rằng hãng muốn tìm nhân viên là nam giới.

Sau hai tháng tìm việc tôi hiểu rằng nhiều khi các công ty đắng thông báo tuyển nhân viên để tìm hiểu thị trường. Tôi còn tìm được một thông báo tuyển nhân viên cho một nhà xuất bản, với những trách nhiệm công việc giống hệt như công việc của tôi trước đây ở bảo tàng. Họ không mời tôi đến phỏng vấn với lý do tôi không đủ kinh nghiệm. Tôi có những 5 năm kinh nghiệm.

Một người bạn của chồng tôi đề nghị giúp tôi viết bản CV một cách chuyên nghiệp. Anh ấy đã làm tôi nhìn rõ thực tế. Đầu tiên, anh ấy gạch bỏ thông tin về nơi sinh của tôi, vùng Matxcơva. Anh ấy khẳng định rằng, là người Ba lan, tôi có nhiều cơ hội để được mời đến phỏng vấn hơn. Việc thứ hai là làm hai loại CV. Một loại với thông tin về bằng tiến sỹ của tôi. Loại thứ hai, không có thông tin này. Lúc này tôi mới hiểu thêm một điều nữa. Ở Ba lan không nên có học vấn cao. Chẳng có công ty nào lại tuyển nhân viên có học vấn cao cả. Điều làm tôi còn buồn hơn là lần này tôi có được nhiều thư trả lời hơn. Đúng là ở Ba lan, là người Ba lan với học vấn bình thường còn tốt hơn là người nước ngoài với học vấn tiến sỹ.

Tôi còn cố xin vào làm việc tại ban lịch sử của một viện bảo tàng, làm một nhân viên bình thường, nhưng không được mời đến phỏng vấn. Tôi kiểm tra trang web của bảo tàng và thấy rằng trưởng ban đó không có học vị khoa học, tôi thì có. Một cố gắng nữa của tôi tại một viện bảo tàng không đem lại cho tôi công việc ổn định, nhưng họ đã đánh giá cao trí thông minh và kiến thức của tôi. Tôi nhận được đề nghị trở thành cộng tác viên tự do cho viện bảo tàng. Tôi đã viết 3 dự án tốt nhất (trong đó một dự án sẽ được thực hiện), trong khuôn khổ việc tuyển nhân viên. Điều quan trọng nhất là tôi nhận được đề nghị hợp tác. Lần đầu tiên, tôi cảm thấy nhẹ nhõm, và nghĩ rằng bằng cách này, tôi sẽ có thể là việc theo đúng chuyên môn của mình tại Ba lan.


Từ tháng 9, tôi bắt đầu làm việc tại một tổ chức phi chính phủ, giúp đỡ người nhập cư. Đây là lần thứ hai trong đời tôi đổi chuyên môn cuả mình. Trong công việc mới này tôi phải thông thạo „Luật về người nước ngoài” và „Luật khuyến khích việc làm và các cơ sở thị trường lao động”. Tôi đạt nhiều thành công tại công việc mới. Tôi huấn luyện người nước ngoài về các vấn đề luật pháp liên quan đến việc làm cho người ngoại quốc tại Ba lan. Nhiều lần tôi phải gọi điện đến các cơ quan nhà nước để giải đáp một số thắc mắc. Khi đó, tôi nhiều lúc nhận thấy sự kém chuyên nghiệp của các cán bộ nhân viên nhà nước. Một câu hỏi đến Phòng lao động cấp tỉnh (WUP) và Phòng lao động cấp huyện, thành phố (PUP), đem lại hai câu trả lời hoàn toàn khác nhau. Rõ ràng là pháp luật chỉ có một. Rất tiếc là tôi phải nói rằng, cán bộ nhân viên WUP thường không thông thạo luật khuyến khích việc làm. Nhiều người đã tìm đến tổi chức của chúng tôi sau khi nhận được thông tin sai lệch của WUP hoặc của Ban Người ngoại quốc Ủy ban Tình Mazowiecki. Tôi đã có lúc gọi điện đến WUP để hỏi về giấy chứng nhận ý định tuyển việc làm cho người ngoại quốc, nhưng không tin vào câu trả lời của họ. Sau đó, tôi gọi điện đến PUP. Lúc này tôi mới nhận được câu trả lời đúng luật. Tôi liên lạc với WUP, nói rằng họ đã thông tin sai lệch cho tôi. Bà nhân viên của WUP nói:

- Thưa bà, giấy chứng nhận do PUP cấp, nên họ biết rõ hơn về điều này.

- Tại sao bà không nói với tôi ngay từ đầu, mà lại làm tôi nhầm lẫn vì câu trả lời thiếu chính xác của mình?

- Thưa bà, chúng tôi chỉ thông tin về giấy phép lao động.

- Vâng, nhưng tôi nói được tiếng Ba lan, tôi biết luật và biết chỗ tìm thông tin, còn những người khác thì sao? Họ tìm đến cơ quan của bà, nơi cấp giấy phép lao động và không thể biết được gì vì bà đưa ra những thông tin sai lệch thì sao?

- Thế còn người Ba lan ở Tây Âu thì xoay xở như thế nào?

... Miễn bình luận.



Tôi có thể tìm được việc làm tại các cơ quan nhà nước của Ba lan không? Không, vì tôi không co được học vấn cần thết. Không, vì tôi không có kinh nghiệm làm việc tại các cơ quan nhà nước. Không cần biết là tôi hiểu biết luật pháp không tồi hơn những cán bộ nhà nước, những người đáng lẽ ra phải hiểu rõ luật pháp hơn tôi. Điều đó chẳng có ý nghĩ gì hết. Sau đây là một cuộc nói chuyện khi tôi gọi điện đến một cơ quan chính phủ Ba lan:

- Thưa bà, người nước ngoài có thể làm được việc A hoặc việc B không?

- Không, không thể.

- Xin cho biết quy định nào, điều luật nào xác định điều này, vì việc này được xác định tại điều luật số 23, 45 và 124. Các điều luật này không quy định rõ rằng người nước ngoài không thể làm việc đó. (Tôi không gọi điện khi tôi có thể tìm được câu trả lời theo luật. Tôi chỉ gọi điện khi luật không rõ ràng.)

- Tôi sẽ nối điện thoại cho bà đến người hiểu rõ luật.

Rất tiếc rằng các cơ quan nhà nước phụ trách việc hợp pháp hoá cư trú, hoặc giấy phép lao động cho người nước ngoài, nhiều khi chọn câu trả lời „không” và kết thúc cuộc nói chuyện. Họ chỉ đưa thông tin khi gặp người có hiểu biết hơn. Nếu người ngoại quốc không nói được tiếng Ba lan? Khi đó trở ngại còn lớn hơn.


Tôi từng gặp trường hợp anh A đến Ba lan từ một nước mà Ba lan ký hiệp ước tạo điều kiện tuyển việc làm (tức là công dân nước này có thể được nhận vào làm việc trên cơ sở giấy chứng nhận ý định tuyển người nước ngoài làm việc, không cần thiết phải có giấy phép lao động). Anh A đã nhiều năm làm viẹc tại các khách sạn tại Mỹ, hiện tìm việc làm tại Vacsava, tại một khách sạn 5 sao. Sau buổi phỏng vấn đầu tiên, họ hứa sẽ gọi điện lại. Vài ngày sau họ gọi điện và mời anh A đến buổi phỏng vấn thứ hai. Lần này, bà K. nói rằng họ rất muốn nhận anh A vào làm việc, với điều kiện anh A phải có giấy tờ đầy đủ. A nhờ tôi giúp đỡ giải thích cho bà K. cách nhận A vào làm việc.

- Xin chào, tôi gọi điện về vấn đề tuyển việc làm cho anh A.

- Tôi biết thưa bà. Chúng tôi phải xin giấy phép lao động. Việc này kéo dài đến 2 tháng và rất tốn kém.

- Luật lao động đã thay đổi từ rất lâu. Giấy phép lao động xin chỉ mất 1 tháng, lệ phí là 100 zl. Hơn nữa, anh A là công dân nước có ký hiệp ước về di dân kinh tế với Ba lan. Anh ấy không phải xin giấy phép lao động mà chỉ cần giấy chứng nhận ý định tuyển việc làm.

- ...

- Giấy phép này do PUP cấp tại chỗ, miễn phí và anh A có thể tự mình đi nhận, nếu có giấy ủy quyền thích hợp ngay hôm nay. Chỉ cần điền tờ khai và nộp bản KRS.

- Nhưng anh A phải có cư trú hợp lệ chứ?

- Tôi xin lỗi, bà có thể giải nghĩa „cư trú hợp lệ” không? Anh A hiện có visa cho phép làm việc và đang ở Ba lan hợp pháp.

- .... Anh ấy không biết tiếng Ba lan!


Khi bà nhân viên phòng nhân sự của khách sạn đã đuối lý, khi bà ta biết rằng tuyển anh A và làm việc rất dễ dàng, bà ấy đã dùng đến „lý lẽ” cuối cùng – tiếng Ba lan. Anh A đã qua 2 buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh, ngay từ đầu điều này đã không là trở ngại gì. Trong một cuộc nói chuyện chỉ dài 5 phút, một người nói tiếng Ba lan hông thật chuẩn (tức là tôi) đã chứng minh cho chuyên gia nhân sự của một khách sạn rằng bà ấy thiếu những kiến thức cơ bản, hơn thế nữa, bà ấy còn giả vờ rằng bà ta có những kiến thức đó.


Tìm việc làm một mình có dễ không? Tất nhiên là có nhiều cách, nhưng rất khó nếu bạn không có nhiều quen biết, và nhất là đối với người ngoại quốc. Vì ở nước nào cũng vậy, ở nước tôi cũng thế thôi, người ta thường chỉ tuyển „người mình” làm việc. Chúng ta phải cố gắng hơn rất nhiều để đi đến thành công.


Nguồn thông tin: Materiały własne organizacj
Ta strona korzysta z ciasteczek aby świadczyć usługi na najwyższym poziomie. Dalsze korzystanie ze strony oznacza, że zgadzasz się na ich użycie.