Mặc dù đạo Phật, đạo Giáo và đạo Khổng tử là những tín ngưỡng chủ yếu ở Việt Nam, nhưng chính Noel lại là dịp được tổ chức ầm ỹ nhất, rất nồng nhiệt và sôi động. Trong mỗi năm của người Việt Nam, thường phải kể đến 4 dịp lễ lớn, đó là Ngày lễ Phật đản, Tết Năm mới, Tết Trung thu và Ngày lễ Noel. Công giáo xuất hiện ở địa bàn Việt Nam chủ yếu là do có thời người Pháp xây dựng thuộc địa ở đây. Do vậy cách tổ chức lễ Noel rất giống ngày lễ Noel ở Châu Âu. Dưới thời Pháp thuộc, người Công giáo hoàn toàn được tự do trong những phong tục tổ chức ngày lễ tôn giáo của mình, cho đến tận khi những người cộng sản chiếm được chính quyền vào năm 1975. Khi đó chính phủ đã xác định những điều kiện rất cứng rắn cho những người theo đạo Thiên chúa, cho phép họ được tổ chức ngày chúa Giê su ra đời, nhưng chỉ được làm trong nhà mình, một cách yên lặng, rất đơn giản và chỉ mang tính chất cá nhân. Quan hệ của Nhà thờ Thiên chúa giáo và chính quyền đã được ấm áp hơn từ những năm cuối 80, khi bắt đầu dần dần có những cuộc cải cách kinh tế.

Việt Nam đã có một làn sóng ảnh hưởng và những tư tưởng Phương Tây tràn vào, ngày lễ Noel đã được trở lại trong nền vinh quang và đã chiếm được trái tim của người dân một cách vĩnh viễn – ngày lễ không chỉ của người Công giáo, mà của cả những người theo tín ngưỡng khác. Tất cả đều cùng nhau vui mừng tổ chức dịp lễ này rất hoành tráng và đầy năng lượng tích cực.

Ngôi nhà của 7 triệu người theo Thiên chúa hiện đang sinh sống ở Việt Nam là tập thể các nhà thờ có rải rác khắp mọi miền, từ những vùng ao hồ và hang động như nhà thờ Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ này được xây dựng từ những năm 1875-1899, cha đạo Tran Luc chủ trì công việc dựng nhà thờ bằng đá và gỗ. Ở đây cũng có bức tượng Đức mẹ và Chúa Giê su tuyệt đẹp trong trang phục cổ truyền của Việt Nam, tức là áo dài. Trẻ em làm triển lãm thánh để kỷ niệm ngày ra đời của Chúa Giê su, hoặc là Kito – cách gọi khác của người Việt Nam. Ngày lễ Noel ở TP Hồ Chí Minh được tổ chức long trọng nhất. Đường phố được trang trí bằng những ánh đèn nhiều màu sắc, qua cửa kính các cửa hàng người ta thu hút được sự chú ý của người đi đường bằng những cảnh trang trí xe ngựa, những con tuần lộc, những quả bóng thủy tinh nhiều màu sắc và cả những hạt tuyết nhân tạo và tất nhiên là bằng những sự đại hạ giá trong ngày lễ. Hình tượng ông già Noel chở quà bằng xe máy là độc đáo nhất. Các cây thông được trang trí đặt ở trước của nhà, những bài hát thánh ca luôn được coi là gặp thời trong những buổi ca hát karaoke. Người Công giáo trước hết là đi dự những buổi hát ca ở nhà thờ, rồi trở về nhà ăn tối Noel. Món ăn chính trên bàn tiệc ngày lễ thường là món súp gà, còn có món gà tây và khoai tây nghiền được coi là dành cho giới khá giả. Ngày lễ Noel đối với người Việt Nam không chỉ là khoảng thời gian dành cho gia đình, mà đó còn là những lúc người ta có thể tụ tập với nhau đông vui hơn. Sau bữa tối, đặc biệt là thanh niên trong các thành phố lớn thường tụ tập với nhau ở trung tâm thành phố, nơi đó có những nhà thờ lớn của những người theo Thiên chúa giáo và họ cùng nhau hân hoan vui mừng nhân dịp ngày lễ, cùng với cả nhiều người dân khác của thành phố. Khi đó mọi đường phố thường rất đông đúc và chật trội, tức là có nạn tắc đường. Ô tô không được đi ra đường, chỉ xe máy và xe đạp mới được đi qua lại. Mọi người cùng ném bông giấy và bóng bay, cùng chụp ảnh, chúc tụng nhau, cùng trò chuyện, hát ca, ngồi suốt đêm trong các quán cà phê và nhà hàng, mà đặc biệt được mở đến tận sáng sớm hôm sau.

Sự ảnh hưởng của Pháp vẫn còn để lại các dấu vết của mình trong việc giữ gìn phong tục truyền thống ngày lễ Noel ở Việt Nam. Nhiều nhà thờ dựng các triển lãm pho tượng Maria, Chúa Giê su và các con thú với kích cỡ to gần như trong thực tế. Những buỗi diễn kịch cũng khá phổ biến, các diễn viên nhập vai diễn luôn trên các nẻo đường phố xá. Cũng như ở Pháp, ở Việt Nam người ta cũng thích chia sẽ phát bánh sô cô là làm kỷ niệm. Trẻ em nhỏ tuổi cũng tin là có Ông già Noel, chúng bày những chiếc giày của mình ở trước cửa nhà, để ngày hôm sau tìm quà cho mình trong những chiếc giày đó.

Còn người Việt Nam tổ chức lễ Nole ở Vác-sa-va như thế nào? Kịch bản rất giống những gì thường có trong các gia đình người Ba Lan. Cũng đi nhà thờ nghe hát, ăn bữa tối, rồi nhận quà. Thường là chỉ trẻ em nhỏ tuổi là có quà, còn người lớn thì không được nhận. Người Việt Nam không tặng nhau đủ loại kẹo bánh, mà chỉ tặng nhau hoa quả và chè. Ngoài ra, thanh thiếu niên Việt Nam thường thích tổ chức những buổi disco. Nhân dịp này, họ thuê các câu lạc bộ, để tổ chức các chương trình nghệ thuật, để biểu diễn tài năng âm nhạc và họ có các cuộc thi hát karaoke với những bài liên quan đến ngày lễ.

Chúc mừng Giáng sinh!

Lana Nguyen.